Biện pháp thi công sơn epoxy

 Đối với rất nhiều công trình xây dựng hiện nay, sơn sàn epoxy hạng mục không thể thiếu trong xây dựng, biện pháp thi công sơn epoxy là yêu cầu đầu tiên của Chủ đầu tư trước khi tiến hành triển khai thi công. Sơn sàn epoxy áp dụng với bề mặt sàn bê tông nhà xưởng, nhà máy, sàn tầng hầm, các công trình tòa nhà văn phòng, nhà thi đấu thể thao... Sơn Epoxy còn dùng để sơn cầu thang bộ các tòa nhà, sơn chống thấm chân tường, chống thấm tầng mái, kẻ vạch chia ô kho xưởng.

Sự cần thiết của thi công sơn epoxy

Công dụng bảo vệ: Sơn Epoxy được biết tới với công dụng trong việc bảo vệ các loại vật liệu, chống thấm, chống mài mòn, làm đẹp cho nhà máy, tòa nhà và các công trình khác. Từ đó chống lại những tác nhân như nước, vết bẩn, những loại hóa chất khác nhau như kiềm, axit, chống mài mòn cơ học và chống trầy xước rất tốt.

Biện pháp thi công sơn epoxy

Biện pháp thi công sơn epoxy có khả năng bám dính tuyệt vời, có màu sắc đa dạng, phong phú và tạo được độ bóng sáng tuyệt đối dành cho các công trình. Người dùng có thể vệ sinh lau chùi dễ dàng, khả năng chống bám bụi cực kỳ cao.

Bề mặt sơn có màu sắc tươi sáng, độ bóng, rất khó phai. Từ đó đáp ứng tính thẩm mỹ cao, bề mặt sơn sau khi khô có thể chống thấm tuyệt đối với nước. Khả năng chịu ma sát, chịu lực, chịu mài mòn cao giúp cho nhiều công trình như tầng hầm, nhà kho, nhà xưởng bền đẹp, thẩm mỹ.

Biện pháp thi công sơn sàn epoxy cơ bản

Chuẩn bị bề mặt

Bước đầu tiên trong biện pháp thi công sơn epoxy cần phải làm đó là kiểm tra chi tiết về độ ẩm của bề mặt chuẩn bị thi công thông qua máy đo độ ẩm. Nếu độ ẩm ở mức dưới 5% thì có thể tiến hành thi công. Để khả năng bám dính hiệu quả thì cần sử dụng thêm máy đánh nhám sàn trước tiên, rồi sau đó dùng máy xả nhám kết hợp hút sạch bụi trên bề mặt.
Bề mặt bê tông không phẳng nên được bả vá và sửa chữa bằng những vật liệu thích hợp.
Máy móc trong thi công sơn epoxy: Máy mài sàn các loại, rullo (roller) lăn sơn hoặc máy phun sơn.

Bảo hộ lao động: cần trang bị bảo hộ an toàn lao động trong thi công sơn epoxy để đảm bảo an toàn cho người thi công.
Các điều kiện khác: nhiệt độ thi công dao động trong khoảng 10-40°C. Độ ẩm không khí tối đa 80%. Điểm sương tối thiểu trên bề mặt từ 3-5°C.

Điều kiện bê tông:

  • Bê tông phải đạt MAC 250 trở lên.
  • Cường độ chịu nén của bê tông tối thiểu phải đạt 25N/mm²
  • Bê tông phải được thiết kế và sử dụng hệ thống ngăn ẩm hoặc thẩm thấu ngược. Nền bê tông đạt tối thiểu 28 ngày.

Sơn lớp lót Epoxy

Mặt sàn sơn epoxy

Bước này có tác dụng trong việc tăng thêm độ bạm dính giữa lớp sơn phủ và sàn bê tông. Tùy thuộc vào định mức từ phía đơn vị sản xuất mà cách pha sơn cũng có sự khác nhau. Cần pha đúng tỷ lệ của nhà sản xuất và khuấy thật đều các thành phần.

Thi công lớp sơn phủ màu

Ngay sau khi thi công xong lớp sơn lót thì cần phải tiến hành kiểm tra phần bề mặt sau khi tiến hành thi công. Đối với các vị trí hút nhiều mà không hề có lớp màng ở trên bề mặt biện pháp thi công sơn epoxy cần phải thực hiện thêm 1 lần nữa hoặc thực hiện trám vá bằng vật liệu chuyên dụng tại nơi khiếm khuyết. Khoảng 8 cho tới 12 giờ sau khi thi công, thực hiện thi công lớp sơn Epoxy phủ màu để hoàn thiện tùy thuộc vào từng yêu cầu khác nhau từ phía khách hàng. Thông thường sơn epoxy hệ thống sơn lăn gồm có 01 lớp sơn lót, 02 lớp sơn phủ. Tổng độ dày các lớp sơn 0.25-0.3mm.

Tìm địa chỉ thực hiện biện pháp thi công sơn epoxy uy tín

HP-TECH luôn tự hào là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trên thị trường sơn sàn epoxy, chúng tôi chuyên đưa ra biện pháp thi công sơn epoxy hiệu quả, chính xác, chất lượng cho nhiều công trình khác nhau. Cùng với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực để mang tới những giải pháp hoàn hảo nhất, đáp ứng theo các nhu cầu khác nhau của tất cả các khách hàng.

Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, thực hiện ở nhiều dự án khác nhau chúng tôi tự tin có thể mang tới cho bạn sự lựa chọn tuyệt hảo với mức giá hợp lý nhất.

Bài viết liên quan

Nhận xét

Chat Zalo
Chat Facebook
Chat Zalo Chat Facebook