Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và những yêu cầu cần có

Vấn đề nước thải sinh hoạt luôn khiến cho mọi người quan tâm, bởi vì chính sự thiếu ý thức của một số người khiến cho nước thải chảy lênh láng, làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Do vậy, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả đã mang đến giải pháp, và tạo ra môi trường sống sạch sẽ, và an toàn.

Hệ thống xử lý nước thải cần những yêu cầu gì?

Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt

Như chúng ta đã biết nước thải sinh hoạt bao gồm có 2 loại là:

- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.

- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt như dầu mỡ, cặn bã, các chất tẩy rửa, nước vệ sinh sàn nhà...

Do vậy khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, cần đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, đạt tiêu chuẩn đầu ra QCVN 14:2008/BTNMT:

- Đảm bảo tính thẩm mỹ.

- Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.

- Cam kết hiệu quả xử lý nước thải cao.

- Tuổi thọ của hệ thống bền vững với thời gian.

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Cách thức xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay chúng ta thường thấy các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng như:

Phương pháp xử lý hóa học

Đối với phương pháp xử lý hóa học thường được áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung gồm có: Tạo kết tủa, oxy hóa khử, phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại.

Cơ sở của phương pháp này chính là các phản ứng hóa học diễn ra giữa các chất ô nhiễm, hoá chất thêm vào, do vậy ưu điểm là mang lại hiệu quả cao, thường sử dụng trong hệ thống xử lý nước khép kín.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp này sẽ có chi phí vận hành khá cao, bản chất của phương pháp xử lý hóa học là áp dụng các quá trình vật lý, hóa học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học tạo thành các chất khác dưới dạng cặn, hoặc chất hòa tan nhưng không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp xử lý sinh học

Bản chất của phương pháp xử lý sinh học là sử dụng khả năng sống, và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải.

Quá trình xử lý sinh học chủ yếu có 5 nhóm chính: Quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kỵ khí, quá trình kết hợp hiếu khí- trung gian anoxic- kỵ khí các quá trình hồ.

Phương pháp hóa lý

Thường được áp dụng để xử lý nước thải sinh hoạt là: Đông tụ, keo tụ tuyển nổi, hấp thụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc...

Giai đoạn xử lý hóa lý là giai đoạn xử lý độc lập, hoặc là cách xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Để lựa chọn hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp cũng như hiệu quả nhất, khách hàng hãy truy cập vào địa chỉ https://www.hp-tech.com.vn để được tư vấn. Bởi vì nước thải sinh hoạt luôn là vấn đề đáng lo ngại của toàn xã hội.

Bài viết liên quan

Nhận xét

Chat Zalo
Chat Facebook
Chat Zalo Chat Facebook